Ngón tay cò súng là tình trạng một hoặc một số ngón tay khi gập vào không thể duỗi ra. Để điều trị ngón tay cò súng, tùy tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tập vật lý trị liệu, tiêm cortcosteroids hoặc phẫu thuật.

Chích cortcosteroids và phẫu thuật là hai phương pháp thông dụng nhất trong điều trị hội chứng ngón tay cò súng.
NGÓN TAY CÒ SÚNG LÀ GÌ?
- Ngón tay cò súng là một hiện tượng đau có tiếng kêu lắc cắc xảy ra khi gân gập ngón đột ngột kéo qua phần đai A1 bị thít chặt của tấm gân gập.
- Sinh lý bệnh cơ chế của ngón tay cò súng là sự mất khả năng trượt trơn tru của hai gân gập ngón (nông và sâu) dưới đai A1, tạo ra yêu cầu tăng sức căng để ép buộc gân phải trượt và tạo ra một cú giật khi nốt trên gân cơ gập đột ngột được kéo qua đai bị hẹp (bóp cò súng).
- Sự bóp cò súng có thể xảy ra đối với việc gập hay duỗi ngón hoặc cả hai . Dù tình trạng bệnh lý này bắt nguồn tiên phát từ việc đai A1 bị hẹp hay sự dày lên của tấm gân thì vẫn còn đang tranh cãi, nhưng khi phẫu thuật ra thì nhìn thấy cả hai điều đó.
BỆNH SỬ LÂM SÀNG VÀ KHÁM
- Ngón tay cò súng thường gặp nhất ở ngón cái, giữa và ngón đeo nhẫn. Bệnh nhân trình diện với ngón tay bị ảnh hưởng kêu lắc cắc, khóa cứng và bật và thường bị đau, nhưng không nhất định là phải đau.
- Bệnh nhân thường có nốt gân gập sờ thấy được ở vùng đai dày lên A1 (tại mức đường chỉ tay đầu xa gan tay). Nốt này có thể sờ thấy là di chuyển cùng với gân và thường đau khi sờ mạnh.
- Để tạo ra sự bóp cò súng khi khám, thì cần cho bệnh nhân nắm tay thật chặt sau đó hoàn tòan duỗi ngón vì nếu không làm như vậy thì bệnh nhân sẽ tránh sự bóp cò súng bằng cách chỉ nắm hờ thôi.
ĐIỀU TRỊ
- Việc tự khỏi là hiếm có. Nếu để không điều trị, ngón tay cò súng đau đớn khó chịu; tuy nhiên nếu ngón tay bị khóa, bệnh nhân có thể bị khóa cứng khớp vĩnh viễn. Trong quá khứ, điều trị bảo tồn bao gồm mang nẹp tronh tư thế duỗi để tránh bóp cò, nhưng việc này đã được bãi bỏ vì cứng khớp và cho kết quả kém.
- Gần đây, điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) gồm tiêm cortcosteroids kèm gây tê cục bộ ở tấm gân gập. một nghiên cứu phát hiện thấy chứng cứ thuyết phục rằng kết hợp lidocaine với corticosteroid thì đạt được kết quả tốt hơn là những ca chỉ tiêm corticosteroid (chambers 2009).
- Trong một phân tích y văn kết hợp về giảm thiểu chi phí, việc dùng 2 lần tiêm steroid trước khi tính đến chuyện phẫu thuật thì cho thấy đó là phương án điều trị ít tốn kém nhất so với một hay ba lần tiêm trước phẫu thuật và giải phóng mở hay qua da (kerrigan và stanwix 2009).
- Nguy cơ tiêm cortisone ở đây là vô ý tiêm vào gân gập khiến có nguy cơ làm yếu hay đứt gân. Hướng dẫn siêu âm đã được báo cáo là có hỗ trợ tránh biến chứng này và cải thiện kết quả (Bodor và Flossman 2009).
- Vật lý trị liệu luôn luôn là không cần thiết để lấy lại tầm độ sau tiêm cortisone vì hầu hết bệnh nhân đã có thể lấy lại tầm độ một khi sự bóp cò súng đã được giải quyết.
- Phẫu thuật để ‘giải phóng’ ngón tay cò súng khá là đơn giản và bệnh nhân được gây tê cục bộ và về trong ngày. Vết mổ khoảng 1-2 cm ở lòng bàn tay chỗ nằm trên đai A1 được xác định rồi hoàn toàn tách đai A1. Cử động nhẹ nhàng được bắt đầu sớm và trở lại các hoạt động không bị hạn chế thường là khoảng 3 tuần.
Nguồn: tailieuvatlytrilieu